Nội thất - Ngoại thất

Bàn về phong cách thiết kế nội thất văn phòng công nghiệp


Phong cách thiết kế nội thất văn phòng công nghiệp hiện là lựa chọn hàng đầu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Sự tối giản pha phối một chút sự hiện đại mang đến doanh nghiệp không gian làm việc cực ấn tượng. Hãy cùng tìm hiểu về phong cách công nghiệp qua bài viết sau bạn nhé!

Thế nào là phong cách văn phòng công nghiệp?

Phong cách thiết kế nội thất văn phòng công nghiệp (Industrial design style) bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần 2. Khi thế giới dần chuyển sang xu hướng toàn cầu hóa, các nhà máy Tây Âu lần lượt đóng cửa để di chuyển sản xuất đến các nước kém phát triển. Sự chuyển dịch nhanh chóng khiến lượng nhà máy, nhà xưởng bị bỏ hoang ngày càng nhiều, khiến chính quyền địa phương phải tìm cách cải tạo lại không gian dùng cho văn phòng hoặc nhà ở. Từ đó, phong cách văn phòng công nghiệp ra đời.

Phong cách công nghiệp hướng đến sự tối giản, không xử lý màu mè. Những không gian văn phòng được thiết kế theo kiểu công nghiệp trông cực kỳ mộc mạc, gần gũi nhờ những chất liệu hoàn toàn tự nhiên như gỗ và sắt. Chính sự thô mộc của các vật liệu cấu thành giúp không gian trở nên ấn tượng hơn, thu hút sự chú ý bởi sự giản dị nhưng không kém phần hiện đại, độc đáo. Phong cách này ngày càng được ưa chuộng bởi các công ty thiết kế nội thất văn phòng uy tín, khi đề xuất ý tưởng và giải pháp với khách hàng.

Thiết kế nội thất văn phòng theo phong cách công nghiệp

5 yếu tố tạo nên sự khác của phong cách văn phòng công nghiệp

Chất liệu thiết kế

Như đã đề cập ở trên, yếu tố làm nên sự khác biệt của phong cách thiết kế văn phòng công nghiệp chính là chất liệu, vật liệu thiết kế. Tất cả những vật liệu này đều là loại vật liệu tự nhiên, không qua quá trình đánh bóng, gia công hay xử lý nhằm giữ được tối ưu nét thô mộc. Chính sự thô mộc mới là thứ mà phong cách công nghiệp hướng đến, nhằm tạo nên tính mới lạ, khác biệt và cuốn hút cho không gian.

Những vật liệu thường được sử dụng nhất bao gồm gỗ, sắt, thép, xi măng… Gỗ vẫn giữ được những đường vân mộc mạc của mình, còn sắt, thép hay xi măng đều không được xử lý để giữ trọn chất mộc. Từng thành phần nhìn riêng lẻ trông có vẻ đơn, nhưng khi phối hợp hợp lý và quan sát tổng thể, không gian văn phòng mới thật sự đẹp mắt và mang nét cuốn hút riêng.

Ngoài ra, thiết kế văn phòng phong cách công nghiệp thường lựa chọn nội thất bằng kim loại mà không phải nội thất gỗ. Vì là công nghiệp – nơi thường xuyên sử dụng kim loại là vật liệu sản xuất, nên nội thất văn phòng công nghiệp nhất định phải có sự xuất hiện của kim loại như thép hoặc sắt. Bạn có thể sử dụng để trang trí các chi tiết nhấn như bàn, ghế,…

Tổng thể thiết kế

Thiết kế nội thất văn phòng theo phong cách công nghiệp không theo bất kỳ quy chuẩn nào, đó là yếu tố khiến người ta cảm thấy ấn tượng và độc đáo nhất. Nó tái hiện một không gian làm việc bận rộn và nhộn nhịp của các nhà máy công nghiệp, nơi người ta luôn làm việc với tinh thần và cường độ cao, phản ánh rõ nét sự năng động, hiện đại, góp phần tạo sự hứng khởi cho đội ngũ nhân viên.

Một ưu điểm nữa của phong cách công nghiệp được các công ty thiết kế nội thất văn phòng uy tín và chuyên nghiệp tin chọn đó là sự tiết kiệm, không đòi hỏi nhiều chi phí thi công. Những vật liệu tối giản, không cầu kỳ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào, nhưng vẫn đảm bảo tạo nên nét hiện đại, phóng khoáng và năng động cho không gian.

Thiết kế văn phòng công nghiệp Paiho từ ADP-architects

Cách bố trí không gian đẹp mắt

Không gian văn phòng công nghiệp ngoài các vật liệu mang tính thô mộc còn gây ấn tượng bởi cách bố trí, phân bổ các khu vực phòng ban. Các khu vực chức năng được bố trí hợp lý với nội thất văn phòng, đồng thời được phân bổ rạch ròi để mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, đôi khi lại không có sự phân bổ rạch ròi, nhằm tạo nên tổng thể thống nhất, hài hòa, các phòng ban có liên quan đến nhau.

Không gian làm việc thoáng đãng

Không gian thoáng đãng là bản chất mà phong cách công nghiệp hướng đến. Các doanh nghiệp thường chọn thiết kế theo kiểu không gian mở, không vách ngăn hoặc các vách ngăn không rõ ràng (như vách lửng, kính cường lực trong suốt) nhằm giúp nhân viên dễ dàng kết nối với nhau, không gian cũng rộng hơn và không trở nên bí bách. Ngoài ra, văn phòng cũng được đặt gần cửa sổ nhằm tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên, tạo nên sự sáng sủa, thoải mái và năng động cho không gian.

Cách trang trí ngẫu hứng

Phong cách văn phòng công nghiệp thường không được trang trí theo bất kỳ quy chuẩn nào cả, thay vào đó là sự ngẫu hứng, sáng tạo và phá cách. Việc trang trí sẽ được chuẩn bị và hoạch định ngay từ đầu trước khi đi vào thi công, nhằm đảm bảo tạo ra không gian đẹp nhất đúng với ý tưởng và yêu cầu của doanh nghiệp.

Phong cách công nghiệp và những dự án của công ty thiết kế nội thất văn phòng uy tín ADP-architects

Phong cách thiết kế văn phòng công nghiệp được ứng dụng bởi rất nhiều công ty thiết kế nội thất văn phòng uy tín, trong đó có ADP-architects. ADP-architects là một trong những công ty thiết kế nội thất văn phòng hàng đầu Việt Nam, với sứ mệnh mang đến các doanh nghiệp không gian làm việc vừa đẹp mắt, sáng tạo, vừa phản ánh đặc trưng riêng.

Một số dự án được công ty ADP-architects ứng dụng phong cách văn phòng công nghiệp, tuy nhiên không phải dự án nào cũng vậy. Tùy vào tính chất riêng của doanh nghiệp hoặc lĩnh vực hoạt động mà ADP-architects xem xét đề xuất tới khách hàng. Phần lớn những văn phòng áp dụng phong cách công nghiệp đều hoạt động trong lĩnh vực chế tác, gia công, hoặc sản xuất các sản phẩm với dây chuyền công nghiệp lớn. Các thiết kế nội thất văn phòng công nghiệp nổi bật của ADP-architects có thể kể đến như Paiho, Pou Chen, Coats Phong Phú…

Nội thất - Ngoại thất
Những quy tắc “bất di bất dịch” trong thiết kế thi công nội thất văn phòng
Nội thất - Ngoại thất
Cách kết hợp đèn trang trí cho trần thạch cao lung linh
Nội thất - Ngoại thất
Những lợi ích thiết thực từ thiết kế nội thất văn phòng Coworking