Định hướng đến năm 2020 tại các KCN tỉnh Bình Dương

Bình Dương xác định, từ nay đến năm 2020, công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực thực hiện công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá của tỉnh trong đó các KCN đóng vai trò quan trọng, tạo động lực tập trung thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào địa bàn tỉnh theo đúng quy hoạch, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao trình độ lao động địa phương và bảo vệ môi trường. Phát triển các KCN theo hướng hình thành chuỗi các KCN cùng với sự phát triển các khu đô thị, khu dân cư và hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội cần thiết cho toàn khu vực, góp phần đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, hiện đại hoá của tỉnh một cách đồng bộ. Quy hoạch các KCN của tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển vùng theo hướng kết nối với hệ thống giao thông, sân bay, cảng biển trong khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Các KCN cần tập trung thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, ít thâm dụng lao động, ưu tiên các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuẩn bị đất sạch KCN ở phía Bắc tỉnh để đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư khi chùm đô thị Nam Bình Dương hình thành và phát triển. Khi đó, do yêu cầu ngày càng cao về môi trường, các doanh nghiệp buộc phải di dời lên phía Bắc tỉnh nếu không đạt yêu cầu về đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Phát triển các KCN phải gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống các loại tội phạm, đồng thời quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến đội ngũ công nhân lao động và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu phát triển:Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010 chiếm 65,5%, đến năm 2015 chiếm 62,9%, đến năm 2020 chiếm 55,5%.Phấn đấu tỷ lệ lấp kín bình quân các KCN hiện có của tỉnh đến năm 2010 đạt trên 60%.Phấn đấu 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc được chứng nhận ISO 14000. Đảm bảo tất cả các KCN khi đi vào hoạt động đều phải thực hiện đúng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Kiểm soát 100% các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Tất cả các DN gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh được xử lý triệt để.Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chú trọng quản lý chất thải, đặc biệt là quản lý chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 thu gom được 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp. Quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, sẽ mở rộng thêm diện tích của 3 KCN trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích tăng thêm so với trước là 2.087ha. Tổng diện tích sau khi điều chỉnh mở rộng là 3.631ha.

Recent Posts

3 lý do nên chọn trả góp xe ô tô tại TFSVN ngay hôm nay

Giới thiệu về tầm quan trọng của việc chọn phương án trả góp xe ô…

2 months ago

Có 100 triệu có nên mua ôtô trả góp hay đầu tư vào tương lai

Khi có trong tay 100 triệu đồng, nhiều người sẽ băn khoăn liệu có nên…

3 months ago

So sánh giá thuê nhà xưởng tại Hải Phòng và các tỉnh thành lân cận

Thị trường cho thuê nhà xưởng tại Hải Phòng đang phát triển mạnh mẽ nhờ…

3 months ago

Bí kíp cho vay mua ô tô thông minh, tránh rủi ro tài chính

Giấc mơ sở hữu một chiếc ô tô không còn quá xa vời khi vay…

4 months ago

03 Cách tính trả góp ô tô không phải ai cũng biết

Mua xe ô tô là mơ ước của nhiều người, nhưng không phải ai cũng…

4 months ago

Cách chọn và thuê kho xưởng nhỏ hiệu quả

Quyết định chọn dịch vụ cho thuê kho xưởng nhỏ là một phần quan trọng…

4 months ago