Cho thuê

Giai đoạn 2003 – 2005: Thị trường nhà đất đóng băng


Từ cuối năm 2003, thị trường bất động sản ở nước ta diễn ra khá trầm

lắng. Năm 2003, khối lượng giao dịch địa ốc giảm 28%, năm 2004 giảm 56%, năm 2005 giảm 78% [26]. Ngay sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất liên bang, các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng đã kịp thời có những động thái tăng lãi suất cho vay. Đầu tiên là ngân hàng Agribank tăng lãi suất cho vay thêm 0,03%/tháng lên mức 1,03%/tháng. Ngay sau đó, ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh cũng tăng lãi suất cho vay thêm 0,02%/tháng, đưa mức lãi suất cho vay ngắn

 

hạn từ 0,8% – 0,82%/tháng, mức lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 0,925% –

0,93%/tháng. Làn sóng tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng khiến thị trường bất động sản vốn chưa có dấu hiệu phục hồi nay càng trở nên ảm đạm hơn. Giá nhà đất sụt giảm rõ nét, tuy diễn biến không đồng đều và khá phức tạp. Nhà đất mặt đường ở một số huyện thuộc‎khu vực Vĩnh Tường, Yên Lạc (Vĩnh Phúc), Phong Châu, Đoan Hùng (Phú Thọ), Yên Sơn (Bắc Ninh), Yên Thi, Mỹ Văn (Hưng Yên)¼ năm 2004 giá là 700 – 800 triệu đồng/mảnh (trên dưới 100 m2), thì nay chào giá 400 – 500 triệu đồng vẫn không có người mua. Ở Hà Nội, khu vực Cổ Nhuế, Thanh Xuân Trung, Mỹ Đình, năm 2004, mức giá rao bán phổ biến là trên 20 triệu đồng/m2, thì đến năm 2005 chỉ rao bán ở mức trên dưới 15 triệu đồng/m2 mà vẫn khó bán [24]. Hiện tượng đóng băng thị trường bất động sản giai đoạn này chủ yếu diễn ra trên thị trường chuyển nhượng, mua bán bất động sản. Còn tính chất đóng băng trên thị trường đầu tư xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng và kỹ thuật thì lại nằm ở việc kéo dài tình trạng bán thành phẩm. Các dự án chiếm giữ đất, nhưng không đầu tư hạ tầng theo quy hoạch hoặc đầu tư dang dở. Ngay cả thị trường sôi động nhất như thành phố Hồ Chí Minh cũng rơi vào tình cảnh ảm đạm. Theo báo cáo của Hiệp hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, giao dịch nhà đất thành công trong thời gian này chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm 2004. Vào thời điểm này, thành phố có gần 100 văn phòng giao dịch nhà đất quy mô nhỏ đã phải ngừng hoạt động. Với mức lãi suất cho vay mua nhà hơn 1%/tháng như hiện nay, rất ít người dám vay tiền của các ngân hàng. Tại trung tâm thông tin Tài nguyên môi trường và đăng ký nhà đất, số hồ sơ mua bán chuyển nhượng giảm 66%, thế chấp bảo lãnh giảm 51% so với năm 2004. Tình hình giao dịch tại siêu thị địa ốc ACB năm 2005 cũng giảm 53% so với năm trước.

 

 

 

 

 

 

 

Không chỉ có thị trường nhà đất mà các căn hộ chung cư trên cả nước

nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng rơi vào tình trạng đóng băng. Nguyên nhân chủ yếu là do những người mua căn hộ chung cư đều là những người không có nhu cầu để ở mà chỉ muốn đầu cơ kiếm chênh lệch. Từ đó hình thành một cơn sốt “ảo” về nhà chung cư trong thời gian này.

 

Việc thị trường bất động sản đóng băng đã gây ra những tác động tiêu

cực không nhỏ tới nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp và người dân khó trả lãi ngân hàng. Theo nhận định của Hiệp hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, nếu cứ kéo dài tình trạng này thì sẽ có ít nhất hơn 30% doanh nghiệp bị phá sản. Thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 50% các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc trên địa bàn phải đóng cửa, 30% hoạt động cầm chừng, chỉ còn 20% tiếp tục đi sâu kinh doanh [32]. Ở Hà Nội cũng xảy ra tình trạng tương tự. Việc hàng loạt các doanh nghiệp bất động sản đổ bể làm nguồn thu ngân sách Nhà nước bị giảm đáng kể và nghiêm trọng hơn sẽ đến lượt các ngân hàng phải đối diện với các khoản nợ xấu.

Cho thuê
Cho thuê văn phòng tại quận 1 báo giá nhanh nhất tại saigonoffice
Cho thuê
3 gợi ý tiêu biểu văn phòng cho thuê quận 7
Cho thuê
Điểm qua những lợi ích của văn phòng trọn gói quận 1