Phong thủy - Tử vi

Khâu Diên Hàn và Tăng Văn Siêm với thuật phong thủy


Khâu Diên Hàn: Tự Dực Chỉ, người đời Đường, ở đất Văn Hỷ (nay là huyện Văn Hỷ, tỉnh Sơn Tây). Thuở nhỏ nổi tiếng về văn thơ. Truyền thuyết kể rằng Khâu từng du ngoạn Thái Sơn, gặp thần trong hang đá. nhận “Hải giác kinh”, nhờ đó thông hiếu âm dương, phong thủy.

Khoảng năm Khai Nguyên (7 1 8 – 714) có chọn mộ cho viên tri huyện, có khí thiên tử bốc lên trên mộ. Triều đình kỵ điều đó, sai phá bỏ mộ, đồng thời hạ chiếu bắt giữ Khâu Diên Hàn, nhưng ông trốn được. Sau triều đình tha tội, Khâu đem dâng Thiên cơ thư. Đường Huyền Tông phong làm Á đại phu và cất sách kia vào hộp ngọc. Cuối đời Đường thì sách ấy bị Dương Quân Tùng, Tăng Cầu Kỷ lấy trộm. Trước tác có Ngọc hàm kinh, 1 quyển, Hoàng nang đại quái quyết 1 quyển, Nội truyện thiên hoàng biết cực trấn thế thần thư 3 quyển. Theo Địa lý chính tông, Khâu Diên Hàn là đệ tử của Phạm Việt Phụng, mà Phạm Việt Phụng là cao túc của Dương Quân Tùng. Dương là người thời Hi Tông, Khâu là người thời Cao Tông, như vậy là lẫn lộn về thời gian, chứng tỏ truyền thuyết về sự việc và trước tác không đáng tin, là do người đời sau tạo ra.

Tăng Văn Siêm: Có khi viết la Tăng Văn Thuyên hoặc viết lầm thành Tăng văn Địch. Người Ninh Đô (nay là tỉnh Giang tây) đời Đường. Cha là Tăng cầu Kỷ đã cùng Dương Quân Tung lấy trộm Thiên cơ thư trong hộp ngọc của hoàng thất mà chạy đến Giang Nam. Ông là đệ tử giỏi nhất của Dương Quân Tùng, nổi tiếng không kém gì thầy; sau đem thuật học được truyền cho Trần Đoàn. Những điều đó lẫn lộn về thời gian, không đáng tin. Trước tác có Thanh nang tự 1 quyển.

 

Phong thủy - Tử vi
Hóa giải hình sát và phong thủy
Phong thủy - Tử vi
Trạch kinh với thuật phong thủy
Phong thủy - Tử vi
Phong thuỷ tại văn phòng cho thuê