Nội thất - Ngoại thất

Những nguyên vật liệu nào thường được sử dụng trong thiết kế nội thất văn phòng?


Trong thiết kế văn phòng, việc lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp và có chất lượng tốt là điều cực kỳ quan trọng. Bởi chúng giúp nơi làm việc tăng giá trị thẩm mỹ và giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong việc tái thi công, trùng tu sửa chữa. Các loại vật liệu có giá trị thẩm mỹ cao cùng tuổi thọ lâu bền sẽ mang đến những diện mạo hoàn hảo, độc đáo cho mọi công trình. Cùng tìm hiểu một số nguyên vật liệu phổ biến trong thiết kế nội thất văn phòng giúp bạn có thêm những ý tưởng mới mẻ cho việc thiết lập cơ sở kinh doanh mới của mình nhé!

Kính

Trong xu hướng thiết kế và thi công văn phòng hiện nay, người ta thường lựa chọn kính cường lực như loại sản phẩm không thể thiếu bởi tính chắc chắn và khả năng ứng dụng cao trong nhiều hạng mục công trình. Loại kính này giúp cho người sử dụng dễ dàng lau chùi vệ sinh lại mang đến vẻ thẩm mỹ cao cho không gian văn phòng.

vật liệu kính trong thiết kế nội thất văn phòng

Bởi sự bền bỉ cũng như khả năng ứng dụng cao trong hạng mục công trình, kính cường lực là sản phẩm dường như không thể thiếu trong thiết kế văn phòng của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay. Kính cường lực còn nhiều điểm cộng khác như:

    • Có thể thay thế các vách tường ngăn, vẫn đảm bảo cách âm tốt, tạo được sự riêng tư
    • Hấp thu ánh sáng tự nhiên và phản quang giúp tăng độ sáng cho văn phòng
    • Dễ vệ sinh, lau chùi
  • Dễ dàng tái cấu trúc

Kim Loại

Kim loại là yếu tố thuộc ngũ hành tương sinh, có ý nghĩa quan trọng về mặt phong thủy, vì vậy, đây là vật liệu không thể thiếu trong thiết kế văn phòng làm việc. Những kim loại như nhôm, sắt,… mang đến nguồn năng lượng dồi dào, tích cực, tươi sáng, giúp làm mới không gian văn phòng. Thiết kế kim loại Rustic, thi công nội thất thép mạ kẽm hoặc sử dụng các chân bàn bằng sắt,… đều là những lối thiết kế mới mẻ, hiện đại dành cho văn phòng hiện nay. Bên cạnh đó, kim loại dễ thi công và bảo dưỡng, không tốn công lau chùi nên hạn chế được nhiều chi phí vệ sinh.

Gỗ

Gỗ là vật lâu đời không thể thiếu trong hầu hết các thiết kế thi công xây dựng nói chung. Hiện nay, gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp đều được sử dụng rộng rãi. Tùy vào điều kiện chi phí của từng doanh nghiệp mà có cách lựa chọn loại gỗ nào để làm vật liệu thi công chính.

vật liệu gỗ trong thiết kế nội thất văn phòng

Các vật liệu bề mặt

Những vật liệu như laminate, veneer, melamine,… cũng được sử dụng để trang trí bề mặt cho văn phòng thêm sáng bóng. Trong đó, laminate là vật liệu phù hợp để trang trí văn phòng hiện đại, trẻ trung. Với hơn 80 mẫu màu, laminate mang đến sự lựa chọn phong phú và linh hoạt để trang trí nơi làm việc. Nếu bạn muốn phong cách trang trọng và chững chạc hơn,  hãy sử dụng veneer làm vật liệu bề mặt trên cốt gỗ công nghiệp. Được làm từ gỗ tự nhiên lạng mỏng, veneer có hệ vân được chọn lọc kỹ càng cùng khả năng chống xước đã được tối ưu hóa cho đồ nội thất văn phòng.

Đá

Là một trong những vật liệu đắt tiền và khá xa xỉ, đá trang trí không chỉ mang đến sự vững chãi cho thiết kế mà còn thể hiện độc đáo, mới mẻ. Với nhiều chức năng đa dạng, đá thường được dùng để thi công tại vách của quầy tiếp tân hay logo thương hiệu, dùng để ốp tường, lát cầu thang, bàn,… Đá mang đến độ sáng bóng hoàn hảo, tạo một không gian hiện đại, sang trọng.

vật liệu đá trong thiết kế nội thất văn phòng

Đá marble, đá hoa cương, đá granite, đá thạch anh, đá vicostone, đá nhựa nhân tạo,… là những loại đá phổ biến được sử dụng để trang trí. Tùy vào nguồn ngân sách và mục đích sử dụng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn những loại đá khác nhau.

Hi vọng qua những chia sẻ trên, các bạn nắm được một số kiến thức cơ bản về vật liệu trong thiết kế văn phòng. Bên cạnh đó, để có được sự lựa chọn thông minh nhất, các bạn nên liên hệ để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ ADP Architects – công ty thiết kế nội thất văn phòng chuyên nghiệp và uy tín.

Nội thất - Ngoại thất
Bàn ăn thông minh – giải pháp hoàn hảo cho căn hộ không có phòng ăn
Nội thất - Ngoại thất
TOP 5 interior design Vietnam companies that you must check out
Nội thất - Ngoại thất
YO! Ngôi Nhà Nhỏ Chuyển Động Thú Vị