Nội thất - Ngoại thất

Phong cách kiến trúc thời Phục Hưng


Cũng trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIV – XVI, ở châu Âu còn xuất hiện một phong cách kiến trúc khác, đó là Phong cách Phục hưng. Trên thực tế, phong cách Phục hưng là sự tiếp nối và quay trở lại của phong cách kiến trúc Roman, nhưng đã biến cải ít nhiều những chi tiết nghệ thuật cho phù hợp với yếu tố thời đại và hệ tư tưởng thực dụng của tầng lớp thị dân và giai cấp tư sản mới xuất hiện. Thời kì văn hóa Phục hưng xuất hiện ở Italia từ cuối thế kỉ XIV, sau đó lan sang các nước Anh, Pháp, Đức, Hà Lan

 Giai cấp tư sản đang lên đã sử dụng hình thức kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã để tạo uy tín cho mình, cho nên ở thời kì Phục hưng, ngôn ngữ kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã được sử dụng với nhiều sáng tạo mới, bố cục công trình phức tạp hơn, to lớn hơn. Kiến trúc Phục hưng rất chú ý đến tỉ lệ hài hòa với tầm vóc con người, thường sử dụng toán học để xác định tỉ lệ của công trình. Trong thời kì này xuất hiện nhiều kiến trúc sư tài năng, họ xây dựng rất nhiều những công trình có giá trị ở Italia và trên nhiều nước khác như Michel Angelo, Raphael, Sangalo, Becnini

 Sau Phong cách Phục hưng là Kiến Trúc Baroque. Nghệ thuật Baroque nói chung và Kiến trúc Baroque nói riêng bắt nguồn từ phong trào Chống cải cách của giáo hội Roma, thế kỉ XVII. Nhằm chống lại sự phát triển của Đạo Tin lành, Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đã đưa ra một số chương trình chống cải cách tôn giáo để mở rộng thanh thế, uy tín cho nhà thờ. Tất cả các ngành nghệ thuật được triển khai vào công chúng. Dưới sự chỉ đạo của Giáo hoàng và giáo hội, ở Roma đã hình thành một phong cách kiến trúc mới gọi là Kiến Trúc Baroque. "Baroque" có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha: "Barroco", tiếng Tây Ban Nha là "Barrueco", nghĩa là "những viên ngọc không có quy luật hay có hình thù kì dị", là "tất cả những gì không tuân theo các chuẩn mực về tỉ lệ, mà chiều theo tính khí bất thường của nghệ sĩ". Kiến trúc Baroque vẫn phát triển trên cơ sở kiến trúc Phục hưng nhưng sử dụng nhiều đường cong và trang trí gây ảnh hưởng cảm giác mạnh, sắc, gây kịch tính bất ngờ, tạo nên những không gian phức tạp, cường điệu sự tương phản sáng tối, gây những ảo giác không thật về độ to – nhỏ, động – tĩnh, phô trương gồ ghề, mãnh liệt, ồn ào, rất phong phú, kiêu kì và đặc biệt tốn kém. Kiến trúc Baroque là sự vận động liên tục của những bức tường uốn lượn, ấn tượng trong Kiến trúc Baroque được thấy như trong nhà hát, đó là những không gian kịch tính, những luống ánh sáng chuyển động và sự vang lên của một âm thanh hoàn hảo. Sự uốn lượn của những bức tường với những mặt bằng hình oval, cả những góc nhỏ cũng hình oval, tất cả đều giàu trang trí là đặc điểm của nhà thờ Baroque.

Ngoài ra trong Kiến trúc Baroque các thức cột đều có kích thước lớn hơn và thường chồng cao hai tầng, cửa sổ lớn hình chữ nhật, một cửa bé hơn hình tròn, nửa tròn hay hình oval. Nghệ thuật Baroque thường sử dụng loại cột thân vặn để phá vỡ cái cứng nhắc của thể thức kiến trúc mà thời Phục Hưng đã thừa hưởng của Hy Lạp, La Mã cổ đại. Nền kiến trúc Baroque là sự kết hợp chặt chẽ giữa các kiến trúc sư, các nhà điêu khắc, các nhà hội họa, họ cùng tạo ra một kết quả thống nhất và nhấn mạnh hiệu quả ảo ảnh với mục đích làm cho chiều sâu sâu hơn, chiều dài dài hơn. Tuy nhiên, các công trình của nghệ thuật Baroque còn đến ngày nay không nhiều. Một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc rực rỡ, lộng lẫy, hùng vĩ này là nhà hát Opera ở Paris. 

Nội thất - Ngoại thất
TOP 5 interior design Vietnam companies that you must check out
Nội thất - Ngoại thất
Dịch vụ thiết kế văn phòng Việt Nam tại ADP-architects
Nội thất - Ngoại thất
Mộc mạc, hiện đại với nhà Tiny cho người cao