Những bất cập tồn tại trong phân cấp quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam
3.1 Từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA.
Các cơ quan quản lý nhà nước về ODA thường chú trọng vào các khâu thẩm định, phê duyệt dự án. Thông thường các khâu này được chuẩn bị rất kỹ càng và chu đáo, có văn bản hướng dẫn rất chi tiết cách thức tiến hành và hình thức thể hiện. Nhưng ngược lại, công tác theo dõi, đãnh giá hoạt động của dự án, tổng kết dự án, rút kinh nghiệm từ dự án … còn mang tính hình thức va xem nhẹ. Nguyên nhân là trong các văn bản pháp quy hiện tại liên quan đến ODA chỉ mới quan tâm đến phần theo dõi giải ngân, chưa có các điều khoản đủ chi tiết quy định trách nhiệm, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác đánh giá chất lượng hiệu quả các dự án ODA.Tại các cấp chưa có bộ phận chuyên trách về công tác kiểm tra đánh giá dự án. Chưa đặt ra một cách chính thức bằng văn bản dành nguồn ngân sách riêng cho công tác theo dõi, giám sát và đánh giá dự án.
Mặc dù cấp quản lý ở Trung ương, ở mức độ so sánh tương đối, có năng lực chuyên môn trong công tác lập kế hoạch và quản lý dự án, nhưng các nhà quản lý cấp trung ương không đủ thông tin về địa phương. Do đó, việc xem xét đánh giá, thẩm định để đưa ra các quyết định liên quan đối với các dự án ODA cấp địa phương đôi khi không đáp ứng đúng những mong miốn của địa phương. Nguyên nhân của vấn đề này có thể từ: tác phong làm việc quan liêu, thiếu kinh phí và định mức chi tiêu không đủ để khuyến khích cán bộ cấp Trung ương đi thực tế.
3.2 Từ phía cơ quan sử dụng ODA
Chính quyền địa phương thiếu tính chủ động trong việc vận động, đề xuất dự án ODA. Tâm lý sợ mất dự án, ngại đấu tranh với nhà tài trợ đã dẫn tới việc khá nhiều dự án không phù hợp với mong muốn và ưu tiên của địa phương.
Năng lực của cán bộ địa phương các cấp còn yếu: Phần lớn họ chưa đủ trình độ để xây dựng một dự án ODA hoàn thiện để trình cấp Trung ương xem xét, không đủ năng lực tự thẩm định các dự án thuộc thẩm quyền của mình. Công tác tổ chức quản lý và triển khai dự án còn yếu,chủ yếu làm theo kinh nghiệm.Nguyên nhân vấn đề này là do cho đến nay, việc đào tạo một cách bài bản và có hệ thống về: lập dự án, quản lý dự án mới bắt đầu được đặt ra một cách đầy đủ trong hai năm gần đây.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
Vẫn là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là điểm đến bổ sung cho thị trường Trung Quốc đã bị bão hòa của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Do có sự ổn định về chính trị – xã hội, chi phí sản xuất còn tương đối thấp, lực lượng lao động và tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Hàn Quốc đã chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư và đã thiết lập được mạng lưới cung ứng ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, tận dụng được thị trường tự do ASEAN (AFTA) và cơ chế Hiệp định FTA Hàn Quốc -ASEAN. Hàn Quốc cũng đang xúc tiến đàm phán FTA khi đầu tư Việt Nam, trong đó bao hàm cả lĩnh vực đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (IPR).
Hiện Việt Nam là nước cung cấp hải sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc sau Trung Quốc và Nga, chiếm tới 11% các sản phẩm thủy sản đông lạnh. Việt Nam cũng khai thác được trên 90% thị phần thuỷ sản Hàn Quốc dành cho các nước ASEAN theo Hiệp định FTA Hàn – ASEAN.
.