Khái quát về môi giới bất động sản tại Việt Nam
Đặc điểm
Môi giới BĐS mới chỉ xuất hiện ở nước ta không lâu nhưng đã phát triển
mạnh mẽ góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường BĐS Việt Nam. Ở Việt Nam hiện nay, những thành phần chủ yếu của lực lượng môi giới BĐS gồm nhà môi giới và các văn phòng mua bán BĐS, thường có một kiến thức khá sâu rộng về thị trường trong khu vực. Họ nắm rõ nhu cầu của khách hàng, và thị trường cũng như những biến động về giá cả. Phần lớn các đối tượng trong giao dịch là các bất động sản để ở; một số nhỏ, thường là các công ty kinh doanh và quản lý BĐS lớn, chuyên mua bán BĐS mang tính chất thương mại, công nghiệp, nông
18
nghiệp hay mục đích kinh doanh khác. Mỗi lĩnh vực đều yêu cầu kiến thức về đặc
thù của loại hình BĐS và các đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó, môi giới BĐS là một ngành nghề thu hút sự quan tâm của một
bộ phận người dân vì vốn bỏ ra ít nhưng thu được lợi nhuận cao. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Khoa học về thị trường BĐS tại TP.HCM” do TS.Nguyễn Ngọc Vinh thực hiện năm 2009 – 2010, đã cho thấy hoạt động môi giới BĐS là lĩnh vực hấp dẫn được xếp hạng thứ 2 trong 8 lĩnh vực phổ biến của hoạt động kinh doanh BĐS, chỉ đứng sau lĩnh vực đầu tư vào dự án BĐS. Thu nhập từ BĐS là rất cao so với mức thu nhập trung bình của xã hôi vì mức hoa hồng giành cho người
môi giới thường từ 0,5 – 2% trên tổng giá trị giao dịch.4
Tuy nhiên, nghề môi giới BĐS còn hình thành và phát triển trên tính tự phát,
kết hợp với cơ chế quản lý chưa hiệu quả cùng với các chính sách của nhà nước chưa bám sát với thực tiễn khiến cho xu hướng phát triển của nghề đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, từ tính chuyên nghiệp, chất lượng đào tạo lẫn về đạo đức nghề nghiệp đã và đang là vấn đề thách thức đáng quan tâm, không những tác động đến sự phát triển nghề môi giới mà còn đến sự thịnh vượng chung của thị trường BĐS trong tương lai.