Phân cấp trong quản lý Nhà nước về ODA
1.4.1 Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ODA( Điều 37) Chính phủ quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng ODA cho từng thời kỳ phê duyệt danh mục và nội dung chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ và chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính Phủ, điều hành vĩ mô việc quản lý, thực hiện các chương trình, dự án ODA, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA.
1.4.2 Bộ kế hoạch đầu tư, cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA có nhiệm vụ : a) Chủ trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA, hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và đề cương các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA, tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng phê duyệt. b) Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA. c) Chuẩn bị nội dung và tiếnhành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA, đại diện cho Chính Phủ ký kết điều ước quốc tế khung về ODA với các nhà tài trợ. d) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA, chủ trì phối hợp với Bộ tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. e) Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ. f) Chủ trì phối hợp với Bộ tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với các chương trình, dự án ODA thuộc diện được Nhà nước cấp phát từ ngân sách trong kế hoạch vốn hàng năm. Cùng với Bộ Tài Chính chủ trì, phố hợp với các cơ quan có liên quan xác định phần dự phòng hợp lý trong Ngân sách Trung ương khi xây dựng dự toán ngân sách hàng năm trình Thủ tướng Chính Phủ và Quốc hội để giải quyết những nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA. g) Chủ trì việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình quản lý, thực hiện và hiệu quả hoạt động các chương trình, dự án ODA. Làm đầu mối trong việc xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều Bộ, ngành. Kiến nghị Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định biện pháp xử lý các vấn đề về ODA thuộc thẩm quyền quy định.
.