Xác định đối tượng thương vụ bất động sản
Thông tin mua bán BĐS đến với nhà môi giới bằng nhiều con đường khác nhau. Thông thường khách hàng trước tiên cung cấp thông tin bán hay cho thuê BĐS cho nhà môi giới bằng điện thoại. Trên cơ sở những thông tin trao đổi lần đầu qua diện thoại, nhà môi giới bắt đầu quyết định có tiếp nhận công việc hay không. Tiếp theo là xem xét BĐS muốn bán. Không thể cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng nếu như không trực tiếp nhìn thấy BĐS vì những lý do sau:
Thứ 1: Mỗi một BĐS đều khác nhau, không thể dựa trên kinh nghiệm để phán đoán.
Thứ 2: Chỉ có sự ghi chép của bản thân mới miêu tả chính xác bức tranh toàn cảnh về BĐS, đánh giá chân thực hơn những lời miêu tả tốt đẹp vể BĐS của chủ sở hữu, bước đầu đánh giá được giá trị của BĐS. Nếu nhà môi giới chỉ dựa trên những lời của chủ sở hữu thì rất dễ gầy ra sự hiểu biết lệch lạc, thiếu chân thực về BĐS.
Thứ 3: Chỉ có tại hiện trường BĐS mới có thể xác định được tináh cách và sở thích của chủ sở hữu. Việc tìm hiểu gần gũi này có thể cho nhà môi giới thấy ngay rằng thương vụ với chủ sở hữu không có kết quả gì. Ngoài ra việc tiếp cận này cũng cho chủ sỏ hữu thấy tính chuyên nghiệp của nhà môi giới, gây được lòng tin với chủ sở hữu. Thường là các chủ sở hữu sẽ cảm thấy thoải mái và ưng xử một cách tự nhiên, cởi mở hơn khi họ ở trong ngôi nhà của mình hơn là khi họ gặp nhà môi giới tại văn phòng.
Thứ 4: Việc xem xét, quan sát BĐS một cách trực tiếp cho phép nhà môi giới đưa ra dãy những câu hỏi cụ thể. Hơn nữa họ có thể xem các giấy tờ liên quan ngay tại BĐS.
Thứ 5: Ngay cả khi chúng ta không nhớ hết hoặc không ghi chép hết những đặc đỉêm của BĐS, thì chúng ta cũng không rơi vào thế bị động khi khách hàng mua BĐS hỏi xem chúng ta đã xem tận mắt BĐS đó chưa. Điều này sẽ tạo lòng tin với khách hàng mua, rằng chùng ta không cung cấp hàng hoá theo kiểu “bán mèo trong bị”.