Cho thuê

Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài


 

        Đối với nước Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:

        Các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.

        Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương.

        Khai thác chuyên gia, nguồn lao động và công nghệ: Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa nhằm khai thác khả năng công nghệ và trình độ của chuyên gia, tận dụng nguồn lao động dồi dào và rẻ ở các nước được đầu tư

        Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú.

        Đối với nước tiếp nhận Đầu tư trực tiếp nước ngoài (trường hợp Việt Nam sau hơn 20 năm thu hút FDI):

a. Mặt tích cực:

Khu vực kinh tế có vốn ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất.

  • Về mặt kinh tế:

ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế:

Đóng góp của ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực (năm 2000 chiếm 18,6%) và trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 16% (Theo Niên giám Thống kê cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM năm 2003 là 16%, năm 2004 là 14,2%, năm 2005 là 14,9% và năm 2006 là 15,9%, ước năm 2007 đạt trên 16%).

Vốn ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Từ năm 1991-2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc động tăng bình quân mỗi năm 7,56%, trong đó: (i) 5 năm 1991-1995: tăng 8,18% (nông lâm ngư tăng 2,4%; công nghiệp xây dựng tăng 11,3%, dịch vụ tăng 7,2%); (ii) 5 năm 1996-2000: tăng 6,94% (nông lâm ngư tăng 4,3%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 5,75%). Nhờ vậy, đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng gấp hơn 2 lần năm 1990: (iii) 5 năm 2001-2005: tốc độ tăng GDP đạt 7,5% (nông lâm ngư tăng 3,8%; công nghiệp xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%; (iv) Năm 2006 đạt 8,17% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,37%, dịch vụ tăng 8,29% và (iv) Năm 2007 đạt 8,48% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 8,6%.

Cho thuê
Điểm qua những lợi ích của văn phòng trọn gói quận 1
Cho thuê
3 yếu tố ảnh hưởng đến giá văn phòng cho thuê quận 1
Cho thuê
3 gợi ý tiêu biểu văn phòng cho thuê quận 7